Hệ quả Trận Vinh (1946)

Do chiến thắng chóng vánh của quân đội Việt Nam ở Vinh, các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và một phần Quảng Bình gần như không gặp phải chiến sự.[5] Lực lượng vũ trang Việt Nam ở Nghệ An và Hà Tĩnh được gửi đến chi viện cho chiến trường Huế. Ngày 6 tháng 2 năm 1947, Mặt trận Huế bị vỡ, lực lượng này lại rút về Quảng Bình, lập phòng tuyến sông Gianh - đèo Ngang ngăn cản quân Pháp.[2] Ngày 27 tháng 3, Quảng Bình thất thủ.[6] Dù vậy, địa bàn ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh được bảo vệ và trở thành Vùng tự do Thanh–Nghệ–Tĩnh thuộc Liên khu 4, là hậu phương lớn trong suốt cuộc chiến tranh.[2][7][8]

Khu 4 nhận chỉ thị tham gia Mặt trận Tây Tiến, cử một tiểu đoàn của Thanh Hóa sang Sầm Nưa và một tiểu đoàn của Nghệ An sang Xiêng Khoảng. Hai tiểu đoàn chiếm giữ được lưu vực sông Mã, Sầm Tố (Xamtay?), tiến vào Sầm Nưa, xây dựng khu căn cứ rộng lớn cho lực lượng kháng chiến chống Pháp của Lào.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận Vinh (1946) http://www.thuviendongnai.gov.vn/quandoindvn/Lists... https://web.archive.org/web/20150801180825/https:/... https://web.archive.org/web/20190505024741/https:/... https://web.archive.org/web/20190908224634/http://... https://web.archive.org/web/20200814164308/https:/... https://web.archive.org/web/20201001073317/https:/... https://web.archive.org/web/20210219171405/https:/... https://web.archive.org/web/20210219171726/https:/... https://web.archive.org/web/20210219174750/http://... https://web.archive.org/web/20210220091522/https:/...